Giáo trình Quản trị Nguồn nhân lực hướng dẫn ứng viên chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào?

Giáo trình Quản trị Nguồn nhân lực hướng dẫn ứng viên chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào?

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'TIPS PHỎNG VẤN GIÚP BẠN CÓ ĐƯỢC CÔNG VIỆC MƠ ƯỚC AR DICHTÜSÁCHHUMANRESOURCE RESOURCE TỪ SÁCH HUMAN MANAGEMENT (GARY DESSLER)'

1. Chuẩn bị là điều cần thiết
Trước buổi phỏng vấn, hãy tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể về chủ doanh nghiệp, công việc, và nhà tuyển dụng. Tìm hiểu những gì đang xảy ra trong lĩnh vực của nhà tuyển dụng thông qua trang web, mạng xã hội, hoặc xem qua tình hình kinh doanh định kỳ của công ty . Cố gắng tìm ra các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải. Hãy sẵn sàng để giải thích lý do tại sao bạn nghĩ mình có thể giải quyết được những vấn đề này, nêu ra một số thành tựu cụ thể của bạn để minh chứng.
2. Khám phá ra nhu cầu, mong muốn thực sự của người phỏng vấn
Tối giản thời gian thời gian trả lời câu hỏi đầu tiên của người phỏng vấn và tập trung khai thác chân dung ứng viên mà họ mong muốn. Ứng viên nên cố gắng xác định các đầu mục công việc của vị trí đó và kiểu người/tố chất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Sử dụng các câu hỏi mở như “Liệu anh chị có thể nói cụ thể về vấn đề này được không ạ?”
3. Liên hệ bản thân với nhu cầu của người phỏng vấn
Nếu như bạn biết Nhà tuyển dụng đang mong muốn tìm kiểu ứng viên như thế nào và các vấn đề họ muốn giải quyết, bạn có thể dễ dàng mô tả những thành tựu của mình mà nó phù hợp với nhu cầu của họ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói gì đó như “Một trong những vấn đề mà anh chị đã chia sẻ cũng tương tự như một vấn đề mà em từng gặp phải”. Sau đó bạn nêu ra vấn đề, cách bạn giải quyết và kết quả.
4. Suy nghĩ trước khi trả lời
Khi trả lời một câu hỏi, bạn nên theo quy trình 3 bước: Tạm dừng – Suy nghĩ – Trả lời. Tạm dừng để đảm bảo rằng bạn hiểu những gì người phỏng vấn đang đưa ra, suy nghĩ về cấu trúc câu trả lời của bạn sẽ như thế nào, và sau đó trả lời. Trong câu trả lời của bạn, hãy cố nhấn mạnh nếu tuyển bạn thì sẽ bạn sẽ giúp Nhà tuyển dụng giải quyết vấn đề của họ như thế nào.
5. Nhớ rằng ngoại hình và sự nhiệt tình là quan trọng
Trang phục phù hợp, gọn gàng, bắt tay chặt và tràn đầy năng lượng là điều quan trọng. Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt. Ngoài ra, trao đổi nhiệt tình, gật đầu đồng ý, và nhớ dành một chút thời gian để nghĩ câu trả lời của bạn (tạm dừng, suy nghĩ sau đó nói ra) sao cho rõ ràng và trôi chảy.
6. Tạo ấn tượng ban đầu
Hãy nhớ rằng trong hầu hết các trường hợp, Nhà tuyển dụng quyết định khá nhanh về ứng viên trong cuộc phỏng vấn. Ấn tượng tốt ban đầu có thể không còn trong quá trình buổi phỏng vấn, nhưng điều đó hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên những ấn tượng xấu ban đầu khó có thể phai mờ trong mắt nhà tuyển dụng. Các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý tới các điểm sau:
– Trang phục phù hợp
– Tóc tai gọn gàng
– Bắt tay chặt
– Duy trì năng lượng vừa phải
– Vui vẻ, hài hước thích hợp (đừng pha trò lố) và sẵn sàng mỉm cười
– Quan tâm thực sự đến hoạt động của công ty và chú ý khi Người phỏng vấn nói.
– Tự hào về thành quả, thành tựu trong quá khứ
– Hiểu nhu cầu của Nhà tuyển dụng và mong muốn được làm việc, cống hiến.
GIẢI QUYẾT CÁC CÂU HỎI PHỔ BIỂN/ CƠ BẢN/ THƯỜNG GẶP

Hãy thận trọng khi trả lời các câu hỏi quen thuộc, như “Hãy giới thiệu về bản thân bạn”. Ví dụ, biết rằng việc hỏi “giới thiệu về bản thân” giúp Nhà tuyển dụng đánh giá sự tự tin và kỹ năng giao tiếp của bạn. Một câu trả lời tốt “Điểm mạnh nhất của bạn là gì ?” nên tập trung vào điểm mạnh liên quan đến công việc mà bạn đang phỏng vấn. Câu trả lời tốt cho câu hỏi “Điểm hạn chế của bạn là gì ?” bao gồm cả những gì bạn đang làm để cải thiện bản thân. Những ứng viên mà không thể trả lời câu hỏi “Bạn biết gì công ty và lĩnh vực mà công ty đang hoạt đông?” có thể thiếu sự tận tâm với công việc. Khi trả lời câu hỏi “Bạn thích điều gì nhất và chưa thích điều gì nhất gì về công việc gần đây của bạn?” nên đề cập đến việc bạn thích những giá trị, hoạt động, và văn hóa có liên quan đến công việc hiện bạn ứng tuyển. Khi Nhà tuyển dụng hỏi bạn “Bạn có câu hỏi gì không” – với ứng viên nói “không”, Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn không để tâm đến vị trí này.

 

BẠN CÓ NÊN THẲNG THẮN ?
Hãy tưởng tượng một ứng viên có kinh nghiệm và trình độ học vấn cao nhưng lại thiếu một số đặc điểm quan trọng: ví dụ, anh ấy hoặc cô ấy không ăn mặc trang trọng cho một buổi phỏng vấn với với bộ phận cấp cao của cửa hàng. Bạn nên trả lời như thế nào nếu bạn được hỏi bạn tại sao bạn không mặc trang trọng hơn?
Dựa trên một nghiên cứu gần đây thì các ứng viên xuất sắc nên trả lời thẳng thắn. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng một động lực mạnh mẽ “định hình giá trị bản thân” để thể hiện bản thân một cách chính xác giúp người khác hiểu rõ bạn – có thể giúp phân biệt bạn với những ứng viên nặng kí khác. Các nhà nghiên cứu đo lường sự định hình giá trị bản thân với những tiêu chí như “Tôi thích là chính mình hơn là cố gắng để trở thành một ai khác”.
Vì vậy, nếu bạn muốn trở nên khác biệt và thể hiện bản thân một cách rõ ràng với người khác, hãy làm như vậy, miễn bạn là một ứng viên xuất sắc tại vị trí này. (Với các ứng viên kém hơn, làm điều này sẽ phản tác dụng).
Dịch: Chu Thị Ngọc Linh – Thực tập sinh Tuyển dụng tại JOHN HUNT
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Bình luận

Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook

Tin liên quan